Thang máy gia đình dùng điện 3 pha liệu có phải giải pháp tối ưu giúp thang máy hoạt động bền bỉ với hiệu suất cao nhất? Khi nào thì nên lắp đặt và sử dụng thang máy điện 3 pha? Ưu nhược điểm của loại thang máy này là gì? Thông tin chi tiết sẽ được Gemanlift cung cấp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Thang máy gia đình dùng điện 3 pha là gì?
Thang máy gia đình dùng điện 3 pha là loại thang hoạt động bằng nguồn điện 3 pha. Nguồn điện này thường chỉ dành riêng cho các thiết bị điện có công suất lớn. Yêu cầu phải có nguồn điện mạnh mẽ để có thể hoạt động và sử dụng.
Loại thang máy sử dụng điện 3 pha sử dụng được cho tất cả các loại thang máy. Vì vậy, nó được lắp đặt rộng rãi và phổ biến trong tất cả các công trình cao tầng và một số công trình thấp tầng (tuỳ theo yêu cầu của gia chủ).
Đặc điểm kỹ thuật của thang máy dùng điện 3 pha
Dưới đây là một số đặc điểm và thông số kỹ thuật của thang máy gia đình sử dụng điện 3 pha mà gia chủ nên có thông tin sơ bộ để có thể lựa chọn được cho mình giải pháp tối ưu nhất.
- Điện áp: 380V AC, 50Hz.
- Động cơ: Từ 2,2 kW – 7,5kW tuỳ theo kích thước, tải trọng của thang máy.
- Tải trọng: Dùng được cho tất cả các loại thang máy từ 250kg – 1000kg.
- Vận tốc: Từ 0,5m/ s – 3m/s. Thậm chí, công trình Toà nhà Shanghai Tower tại Trung Quốc sử dụng thang máy có tcố độ lên tới 20,5m/s.
- Gia tốc: Thiết kế đảm bảo khởi động và dừng tầng mượt mà.
Thiết kế tiêu chuẩn của thang máy là sử dụng nguồn điện 3 pha. Vì vậy, thang máy dùng với nguồn điện tiêu chuẩn có thể hoạt động khoẻ hơn, bền hơn, ổn định hơn.
Đối với thang máy thuỷ lực, nguồn điện sẽ ở tầng dưới của thang máy. Đối với thang máy cáp kéo, nguồn điện được đặt trên nóc giếng thang. Để nhận tư vấn chính xác nhất về nguồn điện thang máy gia chủ có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên kỹ thuật của Gemanlift.
Xem thêm: So sánh thang máy gia đình dùng điện 3 pha và 1 pha
Lợi ích thang máy dùng điện 3 pha
Thang máy dùng điện 3 pha được sử dụng theo đúng thiết kế tiêu chuẩn của thang máy. Nếu gia chủ muốn thang máy hoạt động khoẻ. Dòng điện cung cấp ổn định Gemanlift vẫn khuyên gia chủ ưu tiên lựa chọn thang máy dùng điện 1 pha.
Sử dụng được cho mọi loại thang máy
Nếu loại thang máy gia đình dùng điện 1 pha sẽ giới hạn sử dụng với tải trọng, số tầng, tốc độ nhất định. Thì thang máy sử dụng nguồn điện 3 pha sẽ dùng được cho tất cả các loại công trình.
Phù hợp lắp đặt từ những công trình nhà dân, văn phòng. Cho đến những toà nhà cao tầng. Mà không có bất kỳ giới hạn nào về vận tốc, tải trọng…
Thang máy hoạt động ổn định hơn
Nguồn điện lưới 220V sử dụng hằng ngày có thể gặp phải tình trạng chập chờn khi sử dụng. Tuy nhiên, với điện lưới 380V thì độ ổn định rất cao. Vì vậy, thang máy cũng có thể hoạt động ổn định hơn.
Có thể sử dụng thang liên tục với tải trọng lớn mà vẫn đảm bảo công suất, tuổi thọ của thang máy. Thang máy có thể sử dụng với hiệu suất cao và ổn định.
Động cơ khoẻ hơn
Động cơ của thang máy 3 pha sẽ khoẻ hơn so với động cơ thang máy 1 pha. Vì vậy, việc khởi động và dừng tầng sẽ êm ái hơn.
Với những công trình lớn chắc chắn chỉ có thể sử dụng thang máy 3 pha. Những công trình thang máy gia đình mà gia chủ thuận tiện để kéo điện 3 pha, muốn sử dụng động cơ khoẻ với tốc độ nhanh cũng có thể lựa chọn loại thang máy 3 pha.
Để lựa chọn được loại thang máy phù hợp nhất cho công trình của mình, gia chủ có thể liên hệ trực tiếp với Gemanlift. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng giải pháp lắp đặt tối ưu, hiệu quả nhất.
Thủ tục xin cấp phép điện 3 pha sử dụng cho thang máy
Điểm hạn chế lớn nhất của thang máy dùng điện 3 pha là phải đăng ký xin cấp phép điện 3 pha. Và kéo dây từ nguồn điện về tới chân công trình. Điều này có thể tốn một phần chi phí. Đồng thời, tốn thời gian và công sức để làm các thủ tục.
Để xin cấp phép điện 3 pha, chủ đầu tư cần:
Chuẩn bị:
- Bản sao hợp đồng mua bán thang máy để chứng minh mục đích sử dụng của điện 3 pha.
- Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà để chứng minh sở hữu công trình.
- Đơn đề nghị cấp phép điện 3 pha: Viết theo mẫu của công ty điện lực.
- Bản sao giấy tờ tùy thân.
- Bản vẽ thiết kế hệ thống điện: Bao gồm sơ đồ đấu nối và các thiết bị sử dụng điện.
Nộp hồ sơ:
- Nộp hồ sơ tại văn phòng điện lực địa phương.
- Hoặc có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin của công ty điện lực. Việc nộp hồ sơ trực tuyến thuận tiện.
Sau khi đã nộp hồ sơ, công ty điện lực sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát địa điểm lắp đặt thực tế. Nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành lắp đặt và kết nối điện 3 pha tới công trình.
Tổng thời gian đăng ký, lắp đặt điện 3 pha có thể dao động từ 2 tuần đến 1,5 tháng tuỳ theo công trình.
Chi phí lắp điện 3 pha
Chi phí đăng ký, lắp đặt điện 3 pha sẽ do chủ đầu tư chi trả. Một số chi phí bao gồm:
- Chi phí khảo sát va thiết kế.
- Chi phí lắp đặt, vật tư
- Chi phí đồng hồ điện 3 pha
- Phí kết nối và hoà lưới điện
Tổng chi phí để đăng ký và sử dụng điện 3 pha cho thang máy có thể dao động từ 10 triệu đồng – 30 triệu đồng. Mức chi phí sẽ tuỳ theo địa phương, vị trí công trình.
Thang máy dùng điện 3 pha là lựa chọn cho thang máy sử dụng cho những công trình lớn. Yêu cầu sử dụng ổn định, thường xuyên với tải trọng lớn. Ngược lại, nếu nhu cầu sử dụng ít, mức tải trọng nhỏ dưới 450kg thì việc sử dụng thang máy dùng điện 1 pha cũng vô cùng thuận tiện.
Để nhận tư vấn giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất gia chủ vẫn nên liên hệ với kỹ thuật đã có kinh nghiệm. Liên hệ với thang máy Gemanlift Tại Đây để nhận hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên kỹ thuật.